Rối loạn hệ thần kinh trung ương là gì?

Hệ thần kinh trung ương được chia thành 2 hệ với 2 chức năng khác nhau nhưng lại được phối hợp chặt chẽ với nhau là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hai hệ này hoạt động dưới sự chỉ huy của vỏ não đến các cơ quan khác trong cơ thể người.


Hệ thần kinh động vật: là hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận thông tin và chi phối những hoạt động theo ý muốn của con người như đi lại, nói năng, ăn uống…

Hệ thần kinh thực vật (systema nervosum vegetativum) là hệ thần kinh có chức năng chi phối những hoạt động tự động của cơ thể như: tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết, sinh sản nội tiết, dinh dưỡng…

Rối loạn thần kinh trung ương là trạng thái rối loạn chức năng của các dây thần thần kinh trung ương do mất thăng bằng tạm thời trung tâm hoạt động cao cấp bởi các tác nhân tinh thần gây ra.

Bệnh thường gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên với các biểu hiện bệnh thường thay đổi do tổn thương hệ thần kinh động vật như: mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, kém trí nhớ, lo âu. Và các triệu chứng khác thường do rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật: như mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực, thở nông … Nếu bệnh nhân có các dâu hiệu trên vẫn có thể chẩn đoán được là bị suy nhược thần kinh. Điều trị đau thần kinh liên sườn không dùng thuốc http://coxuongkhoppcc.com/dau-than-kinh-lien-suon.html

Biểu hiện lâm sàng của bệnh rối loạn thần kinh trung ương chủ yếu là do người bệnh bị chấn thương tâm lý và một số bệnh nội khoa. Các dấu hiệu khởi phát thường là nhanh mệt mỏi, không tập trung được vào công việc, ăn không ngon, ngủ không sâu giấc…



Khi bệnh tiến triển nặng: bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi kéo dài và tăng dần, trí óc và thể lực bắt đầu yếu dần đi. Cơ bắp tự nhiên đau mỏi, khả năng làm việc sút kém, hiệu quả làm việc thấp.

Bệnh nhân, dễ kích thích, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, thiếu kiên nhẫn, mệt mỏi hay bỏ cuộc.
Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm.

Đau đầu:cơn đau âm ỉ khắp toàn bộ đầu, như cảm giác bị đội vật nặng, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Mất ngủ: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không say, hay có mộng, dễ đánh thức và khó ngủ lại, đôi khi mất ngủ trắng đêm, nếu mất ngủ kéo dài thấy quầng mắt bị thâm, sáng dậy bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ngáp vặt.

Giảm trí nhớ:bệnh nhân giảm cả trí nhớ gần và trí nhớ xa nhưng đặc biệt là trí nhớ gần, học hành sút kém và khó tiếp thu cái mới.

Rối loạn thần kinh thực vật như: khó thở, toát mồ hôi, có từng cơn nóng bừng hay lạnh toát, run chân tay, run mi mắt, giảm hoạt động tình dục, di mộng tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Nếu bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng trên kéo dài, đã thực hiện phương pháp nghỉ ngơi thư giãn mà không hồi phục, bệnh hay tái phát thì nên đến phòng khám chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và tim cách chữa trị. Bệnh không thể tự bệnh nhân mua thuốc mà trị khỏi được, nếu do căn nguyên bệnh là áp lực tâm lý gây nên thì cũng phải có biện pháp giải quyết và tùy vào kinh nghiệm và điều kiện chữa trị của bệnh nhân áp dụng cho phù hợp.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến