Loãng xương có di truyền hay không?
Loãng xương di truyền là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể mắc phải, nhất là đối tượng trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, mẹ của bạn đã bị loãng xương cần phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để ngừa những biến chứng của loãng xương là gãy xương.
Loãng xương là tình trạng mật độ canxi và khoáng chất trong xương bị suy giảm, khiến cho xương trở nên giòn, xốp, làm tăng nguy cơ gãy xương. Khi bị loãng xương chỉ cần những va chạm dù là rất nhẹ cũng dẫn đến gãy xương.
Nếu xương bị gãy sẽ rất khó liền trở lại. Người bệnh cần phải nằm một chỗ, điều trị dài ngày trong bệnh viện, vừa tốn kém thời gian, lại giảm tuổi thọ của người bệnh, chưa kể tới những biến chứng do nằm một chỗ gây bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, lở loét ở các nơi tì, đè…
Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Bạn nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để phòng ngừa bệnh loãng xương, loãng xương nếu phát hiện sớm có thể phòng ngừa và can thiệp để làm chậm quá trình xương bị giòn, yếu.
Thực hiện lối sống lành mạnh, duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ba lần/tuần, mỗi lần 30 phút, đảm bảu chế độ ăn đầy đủ canxi kết hợp với bổ sung viên canxi – theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần) để phòng ngừa được bệnh loãng xương.
Nhận xét
Đăng nhận xét